Cũng dễ hiểu bởi món này không tốn nhiều chi phí thu mua, không mất thời gian chế biến và nhất là người cuối cùng thưởng thức hương vị của nó cũng chẳng phải NPH Game.
Xuât hiện quá nhiều “đầu bếp rởm”
Có thể ví các NPH ở Việt Nam giống như những “đầu bếp” tài ba, những người sử dụng kinh nghiệm gắn bó với ẩm thực, với xu hướng thị trường để chế biến ra món ăn ngon nhằm phục vụ đông đảo khách hàng mà ở đây chính là cộng đồng game thủ. Một đầu bếp chân chính và yêu nghề không chỉ là người mang lại bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị cho khách hàng mà còn phải trung thực khi công bố tên món ăn và các thành phần chính cho tất cả cùng biết. Có như vậy, danh tiếng của đầu bếp mới có thể vang xa và được mọi người yêu mến, ủng hộ.
Tuy nhiên, giữa những khó khăn của vòng xoay thị trường thì chuyện các “đầu bếp biến chất” đang bắt đầu rộ lên, trở thành vấn nạn không chỉ với “hiệp hội đầu bếp chân chính” – NPH Game mà còn với chính khách hàng tức game thủ Việt – những người tiếp xúc với sản phẩm do họ mang lại hàng ngày, hàng giờ. Nếu như ngày xưa, VNG, Asiasoft hay FPT Online, VTC Game luôn làm đúng với điều mình đã tuyên bố mỗi khi phát hành sản phẩm mới thì hôm nay, chúng ta luôn phải đau đầu xác định xem danh tính của một “gã lạ hoắc lạ huơ” nào đó tự dưng xuất hiện trong làng game Việt rồi tung ra sản phẩm mới không rõ chất lượng ra sao, có đúng như quảng cáo hay không.
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
Những NPH thời kỳ đầu luôn nói đúng sự thật về sản phẩm…
Nói cách khác, làng game nước nhà đang tồn tại quá nhiều “hắc điếm” – những kẻ không tên tuổi, dùng nhãn mác hoành tráng để che giấu đi nguồn gốc đáng xấu hổ của mình và tìm mọi cách moi móc tiền bạc khách hàng càng nhiều càng tốt. Tất nhiên, một khi cảm thấy đã đủ no ấm thì đánh bài chuồn sẽ là lựa chọn hợp lý, bỏ lại cộng đồng game thủ bơ vơ, ngơ ngác vì không hiểu chuyện gì xảy ra. Tiếc cho bao nhiêu công sức tiền của đã đổ vào đó rồi phải nhận dòng thông báo đóng cửa sản phẩm đầy phũ phàng, đây không phải là chuyện hiếm gặp. Cũng từ đây, món “thịt lừa” bắt đầu xuất hiện và từng bước làm điêu đứng cả làng game, vốn đã mục ruỗng từ vài năm trở lại đây.
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
…Nhưng từ khi webgame bùng nổ thì mọi chuyện đã khác!
Đặc sản “thịt lừa” lên ngôi
Khi bạn nắm trong tay một nguyên liệu thuộc hàng phế thải độc hại, ví dụ như thịt thối, thịt thiu thì cách hay nhất để bán được nó chính là dùng hóa chất China, tẩm ướp rồi chế biến, sau đó gắn mác bất kỳ như nem công, chả phượng, tay gấu,…nhưng lại bán với mức giá rất bình dân. Bằng cách thức “phổ cập món ngon” này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bỏ túi nguồn lợi nhuận rất lớn. Trong khi đó đối tượng chịu tác hại luôn là người dùng, là game thủ. Điều này không chỉ đúng trên thị trường ẩm thực mà hiện tượng này cũng đã và đang tái hiện rất chân thực trong thế giới game online Việt Nam. Bởi việc mua một webgame kiểu thị trường không hề khó và không hề đắt, cái khó là làm sao để có người chơi và người chịu nạp thẻ. Vì thế các NPH Game cứ vô tư gắn cho nó một cái danh xưng nào đó nghe thật kêu, thể hiện được bản lĩnh anh hùng đội trời đạp đất rồi tới lúc mở cửa thì “để mai tính”.
Bám vào căn cứ này, một số NPH Game đã thay tên đổi họ sản phẩm của mình cho giống với các game online đình đám khác nhằm lôi kéo lượng người chơi ban đầu. Do đã lâu không có cơ hội tiếp xúc với game chất lượng nên phản ứng chung của phần lớn người chơi đều là háo hức, mong chờ với suy nghĩ rằng đây đúng là tựa game mà mình đang cần với nào là đồ họa 3D, lối chơi hành động tự do hay kỹ năng chiến đấu cực kỳ lôi cuốn,…Như vậy chỉ với chiêu đổi tên, kết hợp thêm kỹ năng vay mượn hình ảnh từ chính tựa game mà mình đang mạo danh rồi tích cực hứa hẹn, dành tặng nhiều ưu đãi thì kết quả thu về vượt cả ngoài mong đợi. Hàng nghìn người sẵn sàng vui vẻ ngồi vào bàn và chờ đợi món “thịt lừa” được dọn ra tận miệng để thường thức nó trong sự thất vọng tột độ khi biết mình đã bị cắm sừng quá dễ dàng!
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
Phong Thần Vô Song là một ví dụ gần đây nhất.
Một ví dụ gần đây nhất chính là trường hợp của Phong Thần Vô Song (PTVS). Trước ngày ra mắt, webgame này đã liên tục bắn tin rằng mình chính là sản phẩm đình đám cùng tên của công ty Kunlun, với chất lượng đồ họa 3D bắt mắt. Thế rồi đến khi đặt chân vào được server, người chơi mới vỡ lẽ rằng đây thực chất là Phong Thần Bảng, trò chơi từng ra mắt vào cuối năm 2012 với đồ họa 2D cùng lối chơi rập khuôn như bao webgame nhập vai khác. Khỏi phải tưởng tượng nhiều, ắt hẳn bạn cũng nhận ra được sự tức giận của cộng đồng là lớn đến thế nào.
Điều đáng nói ở đây là thay vì im lặng, phía đơn vị phát hành PTVS lại bất ngờ tố ngược lại các trang tin, cho rằng đang cố sức “dìm hàng” mình. Lý lẽ được đưa ra là việc lựa chọn hình ảnh PTVS chính hiệu chỉ nhằm mục đích quảng bá chứ không cố tình lừa gạt người chơi (?). Động thái này lại càng thổi bùng lên phản ứng từ game thủ, bởi đã “treo đầu dê bán thịt chó” mà còn lên tiếng chứng tỏ mình thanh cao. Có lẽ vì phải hứng chịu quá nhiều cơn thịnh nộ nên bài viết phản hồi này đã bị xóa bỏ ngay sau đó.
Tuy nhiên trường hợp của PTVS không phải là lần đầu tiên mà game thủ Việt bị xỏ mũi. Từng có khá nhiều các NPH khác cũng sử dụng chiêu thức quảng bá tương tự, đặt chuyện để tự làm mình trở nên nổi bật hơn nhằm câu khách. Đơn cử trường hợp giới thiệu game MOBA kết hợp nội dung Vua Hải Tặc nhằm che đậy sự thật rằng đây chỉ đơn thuần là một bản cập nhật. Hoặc tự phóng đại rằng mình là webgame tái hiện Fairy Tail dù cốt truyện chẳng hề liên quan. Nhìn chung một kẻ ăn mày lâu năm dù đã khoác lên người tấm áo thầy tu thì cũng không thể xóa bỏ đi sự dơ dáy vốn có, đó là điều mà các NPH Game nên chú ý đến khi vạch ra kế hoạch tiếp cận người chơi cho sản phẩm mới.
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
Đánh lừa game thủ, cách này có thể mang lại hiệu quả tức thời, tạo ra sức lan tỏa rộng khắp và cũng hứa hẹn cho chút ít doanh thu ban đầu. Tuy nhiên cái giá phải trả cho nó là rất lớn, thậm chí là chính tên tuổi của NPH. “Một lần bất tín là vạn lần bất tin”, liệu còn ai tôn trọng được NPH khi mình bị mang ra làm con rối, bị lừa, bị dắt mũi hết lần này đến lần khác? Như vậy nếu quyết định kiếm cơm bằng “thịt lừa” trong thực đơn thì xem như bạn đã tự bôi xấu chính cái bản mặt đã chẳng mấy nổi bật của mình.
Game thủ nên cẩn trọng!
Sự bùng nổ của công nghệ chế biến “thịt lừa” cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho nhóm người chơi luôn đâm đầu vào sản phẩm mới như con thiêu thân. Có thể họ tràn đầy nhiệt huyết nhưng lại thiếu đi óc phán đoán và sự bình tĩnh cần thiết khi đón nhận thông tin. Ngày nay, thông tin chia sẻ trên các diễn đàn, mạng xã hội hay những trang tin “bá vơ” luôn được lan tỏa với tốc độ chóng mặt. Bởi thế nếu vội tin ngay mà không xác thực lại nguồn gốc thì người chịu thiệt sẽ không phải ai khác ngoài chính bạn.
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
Đừng để mình bị “câu” dễ dàng
Đi cùng với đó là sự đổ bộ của nhiều NPH Game nhỏ lẻ xuất xứ từ Trung Quốc, nên người chơi trong nước cần phải tập cho mình thói quen cảnh giác trước mọi luồng thông tin xuất hiện. Vì ai cũng biết công tác marketing game của người Trung Quốc được thực hiện rất tốt, dễ làm mềm lòng người chơi. Vì vậy bạn nên theo dõi tin tức ở trang đáng tin cậy và đã có thời gian hoạt động lâu năm. Có thể chúng không mang lại cho bạn những thông tin “bom tấn, bom tạ” hằng ao ước nhưng chí ít chúng sẽ không tự tay giết đồng bào mình bằng cách tung hô cho món “thịt lừa” tuy hấp dẫn ở vẻ bề ngoài nhưng lại tràn ngập vi khuẩn, bệnh dịch phía bên trong!
Theo Playpark/Facebook
Xuât hiện quá nhiều “đầu bếp rởm”
Có thể ví các NPH ở Việt Nam giống như những “đầu bếp” tài ba, những người sử dụng kinh nghiệm gắn bó với ẩm thực, với xu hướng thị trường để chế biến ra món ăn ngon nhằm phục vụ đông đảo khách hàng mà ở đây chính là cộng đồng game thủ. Một đầu bếp chân chính và yêu nghề không chỉ là người mang lại bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị cho khách hàng mà còn phải trung thực khi công bố tên món ăn và các thành phần chính cho tất cả cùng biết. Có như vậy, danh tiếng của đầu bếp mới có thể vang xa và được mọi người yêu mến, ủng hộ.
Tuy nhiên, giữa những khó khăn của vòng xoay thị trường thì chuyện các “đầu bếp biến chất” đang bắt đầu rộ lên, trở thành vấn nạn không chỉ với “hiệp hội đầu bếp chân chính” – NPH Game mà còn với chính khách hàng tức game thủ Việt – những người tiếp xúc với sản phẩm do họ mang lại hàng ngày, hàng giờ. Nếu như ngày xưa, VNG, Asiasoft hay FPT Online, VTC Game luôn làm đúng với điều mình đã tuyên bố mỗi khi phát hành sản phẩm mới thì hôm nay, chúng ta luôn phải đau đầu xác định xem danh tính của một “gã lạ hoắc lạ huơ” nào đó tự dưng xuất hiện trong làng game Việt rồi tung ra sản phẩm mới không rõ chất lượng ra sao, có đúng như quảng cáo hay không.
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
Những NPH thời kỳ đầu luôn nói đúng sự thật về sản phẩm…
Nói cách khác, làng game nước nhà đang tồn tại quá nhiều “hắc điếm” – những kẻ không tên tuổi, dùng nhãn mác hoành tráng để che giấu đi nguồn gốc đáng xấu hổ của mình và tìm mọi cách moi móc tiền bạc khách hàng càng nhiều càng tốt. Tất nhiên, một khi cảm thấy đã đủ no ấm thì đánh bài chuồn sẽ là lựa chọn hợp lý, bỏ lại cộng đồng game thủ bơ vơ, ngơ ngác vì không hiểu chuyện gì xảy ra. Tiếc cho bao nhiêu công sức tiền của đã đổ vào đó rồi phải nhận dòng thông báo đóng cửa sản phẩm đầy phũ phàng, đây không phải là chuyện hiếm gặp. Cũng từ đây, món “thịt lừa” bắt đầu xuất hiện và từng bước làm điêu đứng cả làng game, vốn đã mục ruỗng từ vài năm trở lại đây.
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
…Nhưng từ khi webgame bùng nổ thì mọi chuyện đã khác!
Đặc sản “thịt lừa” lên ngôi
Khi bạn nắm trong tay một nguyên liệu thuộc hàng phế thải độc hại, ví dụ như thịt thối, thịt thiu thì cách hay nhất để bán được nó chính là dùng hóa chất China, tẩm ướp rồi chế biến, sau đó gắn mác bất kỳ như nem công, chả phượng, tay gấu,…nhưng lại bán với mức giá rất bình dân. Bằng cách thức “phổ cập món ngon” này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng bỏ túi nguồn lợi nhuận rất lớn. Trong khi đó đối tượng chịu tác hại luôn là người dùng, là game thủ. Điều này không chỉ đúng trên thị trường ẩm thực mà hiện tượng này cũng đã và đang tái hiện rất chân thực trong thế giới game online Việt Nam. Bởi việc mua một webgame kiểu thị trường không hề khó và không hề đắt, cái khó là làm sao để có người chơi và người chịu nạp thẻ. Vì thế các NPH Game cứ vô tư gắn cho nó một cái danh xưng nào đó nghe thật kêu, thể hiện được bản lĩnh anh hùng đội trời đạp đất rồi tới lúc mở cửa thì “để mai tính”.
Bám vào căn cứ này, một số NPH Game đã thay tên đổi họ sản phẩm của mình cho giống với các game online đình đám khác nhằm lôi kéo lượng người chơi ban đầu. Do đã lâu không có cơ hội tiếp xúc với game chất lượng nên phản ứng chung của phần lớn người chơi đều là háo hức, mong chờ với suy nghĩ rằng đây đúng là tựa game mà mình đang cần với nào là đồ họa 3D, lối chơi hành động tự do hay kỹ năng chiến đấu cực kỳ lôi cuốn,…Như vậy chỉ với chiêu đổi tên, kết hợp thêm kỹ năng vay mượn hình ảnh từ chính tựa game mà mình đang mạo danh rồi tích cực hứa hẹn, dành tặng nhiều ưu đãi thì kết quả thu về vượt cả ngoài mong đợi. Hàng nghìn người sẵn sàng vui vẻ ngồi vào bàn và chờ đợi món “thịt lừa” được dọn ra tận miệng để thường thức nó trong sự thất vọng tột độ khi biết mình đã bị cắm sừng quá dễ dàng!
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
Phong Thần Vô Song là một ví dụ gần đây nhất.
Một ví dụ gần đây nhất chính là trường hợp của Phong Thần Vô Song (PTVS). Trước ngày ra mắt, webgame này đã liên tục bắn tin rằng mình chính là sản phẩm đình đám cùng tên của công ty Kunlun, với chất lượng đồ họa 3D bắt mắt. Thế rồi đến khi đặt chân vào được server, người chơi mới vỡ lẽ rằng đây thực chất là Phong Thần Bảng, trò chơi từng ra mắt vào cuối năm 2012 với đồ họa 2D cùng lối chơi rập khuôn như bao webgame nhập vai khác. Khỏi phải tưởng tượng nhiều, ắt hẳn bạn cũng nhận ra được sự tức giận của cộng đồng là lớn đến thế nào.
Điều đáng nói ở đây là thay vì im lặng, phía đơn vị phát hành PTVS lại bất ngờ tố ngược lại các trang tin, cho rằng đang cố sức “dìm hàng” mình. Lý lẽ được đưa ra là việc lựa chọn hình ảnh PTVS chính hiệu chỉ nhằm mục đích quảng bá chứ không cố tình lừa gạt người chơi (?). Động thái này lại càng thổi bùng lên phản ứng từ game thủ, bởi đã “treo đầu dê bán thịt chó” mà còn lên tiếng chứng tỏ mình thanh cao. Có lẽ vì phải hứng chịu quá nhiều cơn thịnh nộ nên bài viết phản hồi này đã bị xóa bỏ ngay sau đó.
Tuy nhiên trường hợp của PTVS không phải là lần đầu tiên mà game thủ Việt bị xỏ mũi. Từng có khá nhiều các NPH khác cũng sử dụng chiêu thức quảng bá tương tự, đặt chuyện để tự làm mình trở nên nổi bật hơn nhằm câu khách. Đơn cử trường hợp giới thiệu game MOBA kết hợp nội dung Vua Hải Tặc nhằm che đậy sự thật rằng đây chỉ đơn thuần là một bản cập nhật. Hoặc tự phóng đại rằng mình là webgame tái hiện Fairy Tail dù cốt truyện chẳng hề liên quan. Nhìn chung một kẻ ăn mày lâu năm dù đã khoác lên người tấm áo thầy tu thì cũng không thể xóa bỏ đi sự dơ dáy vốn có, đó là điều mà các NPH Game nên chú ý đến khi vạch ra kế hoạch tiếp cận người chơi cho sản phẩm mới.
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
Đánh lừa game thủ, cách này có thể mang lại hiệu quả tức thời, tạo ra sức lan tỏa rộng khắp và cũng hứa hẹn cho chút ít doanh thu ban đầu. Tuy nhiên cái giá phải trả cho nó là rất lớn, thậm chí là chính tên tuổi của NPH. “Một lần bất tín là vạn lần bất tin”, liệu còn ai tôn trọng được NPH khi mình bị mang ra làm con rối, bị lừa, bị dắt mũi hết lần này đến lần khác? Như vậy nếu quyết định kiếm cơm bằng “thịt lừa” trong thực đơn thì xem như bạn đã tự bôi xấu chính cái bản mặt đã chẳng mấy nổi bật của mình.
Game thủ nên cẩn trọng!
Sự bùng nổ của công nghệ chế biến “thịt lừa” cũng gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho nhóm người chơi luôn đâm đầu vào sản phẩm mới như con thiêu thân. Có thể họ tràn đầy nhiệt huyết nhưng lại thiếu đi óc phán đoán và sự bình tĩnh cần thiết khi đón nhận thông tin. Ngày nay, thông tin chia sẻ trên các diễn đàn, mạng xã hội hay những trang tin “bá vơ” luôn được lan tỏa với tốc độ chóng mặt. Bởi thế nếu vội tin ngay mà không xác thực lại nguồn gốc thì người chịu thiệt sẽ không phải ai khác ngoài chính bạn.
“Thịt lừa” đang trở thành món khoái khẩu của dân làm game
Đừng để mình bị “câu” dễ dàng
Đi cùng với đó là sự đổ bộ của nhiều NPH Game nhỏ lẻ xuất xứ từ Trung Quốc, nên người chơi trong nước cần phải tập cho mình thói quen cảnh giác trước mọi luồng thông tin xuất hiện. Vì ai cũng biết công tác marketing game của người Trung Quốc được thực hiện rất tốt, dễ làm mềm lòng người chơi. Vì vậy bạn nên theo dõi tin tức ở trang đáng tin cậy và đã có thời gian hoạt động lâu năm. Có thể chúng không mang lại cho bạn những thông tin “bom tấn, bom tạ” hằng ao ước nhưng chí ít chúng sẽ không tự tay giết đồng bào mình bằng cách tung hô cho món “thịt lừa” tuy hấp dẫn ở vẻ bề ngoài nhưng lại tràn ngập vi khuẩn, bệnh dịch phía bên trong!
Theo Playpark/Facebook