Học chuyên ngành viễn thông, Nguyễn Khắc Phi Long lại mê làm sản phẩm công nghệ thông tin. Chàng trai này đã bỏ công việc ở một công ty lớn để theo đuổi giấc mơ.
Đoạt liền 2 giải thưởng tại cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động 2013 do công ty công nghệ Huawei Việt Nam tổ chức, Nguyễn Khắc Phi Long nhận được sự quan tâm lớn hơn đến sản phẩm do cậu xây dựng. Trước đó, cậu sinh viên chuyên ngành viễn thông của Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông viết ứng dụng Tìm trọ xuất phát từ nhu cầu của bản thân.
Cậu sinh viên quê Nghệ An cảm thấy bức xúc vì rất khó tìm nhà trọ khi lên Hà Nội học tập nên muốn viết một ứng dụng để tất cả các sinh viên ngoại tỉnh đều có thể tìm thấy nơi ở hợp lý một cách dễ dàng. Học chuyên ngành không có môn học về lập trình, nhưng Phi Long lại có niềm đam mê đặc biệt dành cho ứng dụng di động. Cũng vì thế, cậu mầy mò tự học và phát triển thêm vài ứng dụng khác như Điểm đặt ATM và Chợ trên mobile…
Tìm trọ và Điểm đặt ATM của cậu sinh viên Nghệ An đã đoạt 2 giải thưởng với tổng trị giá 60 triệu đồng và Phi Long cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ ban giám khảo cũng như nhà tổ chức là công ty Huawei Việt Nam. Phi Long tâm sự: “Việc làm các ứng dụng này cũng không thể biết chắc là có thể thành công hay không nhưng đó là niềm đam mê của em và em sẵn sàng theo đuổi nó tới cùng”.
Giấc mơ di động với niềm cảm hứng từ Flappy Bird
Nguyễn Khắc Phi Long đam mê và luôn ấp ủ những sáng tạo công nghệ của riêng mình.
Trước khi tốt nghiệp, Phi Long đã làm việc ổn định tại một công ty game lớn gần 1 năm. Tuy nhiên, để có thời gian theo đuổi giấc mơ ứng dụng di động của mình, cậu đã quyết định bỏ việc để toàn tâm phát triển sản phẩm. Phi Long tiết lộ, để có tiền sống và phát triển ứng dụng, cậu và một số bạn bè nhận dự án và làm cho các công ty nước ngoài. “Công việc không ổn định, nhưng em có thời gian nhiều hơn cho điều mình say mê”, Long tâm sự.
Trong khi đó, Lê Yên Thanh (Đại học Khoa học tự nhiên - ĐH quốc gia TP.HCM) đến với sản phẩm đoạt giải Nhất của cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động 2013 rất tình cờ. Cậu bạn viết ứng dụng BusMap cho Windows Phone từ năm 2 đơn giản để thực tập và đang học về Windows Phone. Và khi Huawei Việt Nam tổ chức cuộc thi là lúc Yên Thanh đang phát triển sản phẩm cho Android, giúp ứng dụng của mình có thể đến được rộng rãi người dùng hơn.
“Làm ứng dụng di động giúp ích cho cộng đồng, được giao lưu với nhiều người làm sản phẩm như mình và… còn đoạt giải nữa thì còn gì vui bằng”, Yên Thanh nói vui sau khi nhận giải thưởng 100 triệu đồng. Cậu sinh viên chia sẻ, cuộc thi quy tụ được nhiều bạn trẻ khao khát làm những ứng dụng phục vụ cho cộng đồng là điều đặc biệt nhất. Yên Thanh cũng cho biết, đây cũng là cuộc thi có giải thưởng lớn nhất được tổ chức cho giới trẻ viết ứng dụng di động.
Giấc mơ di động với niềm cảm hứng từ Flappy Bird
Ông Phạm Chí Cường (trái), Phó vụ trưởng Vụ HTQT, Bộ GD&ĐT, và ông Yaoweimin, Giám đốc đối ngoại, Huawei khu vực Đông Nam châu Á (phải) trao 2 giải nhất cho các tác giả.
Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng cục CNTT (Bộ Giáo dục Đào tạo) nhận định: “Cuộc thi Sáng tạo Ứng dụng Di động 2013 do Huawei và Bộ GD&ĐT cùng phối hợp tổ chức không chỉ tạo ra phong trào sáng tạo sâu rộng cho giới sinh viên, khuyến khích các bạn trẻ đi sâu vào lĩnh vực ứng dụng trên mobile đầy tiềm năng, mà còn tạo ra một hình mẫu về sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ICT của Việt Nam".
"Tôi mong rằng trong thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng, để có thêm ngày càng nhiều các doanh nghiệp đi theo hướng hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp cho các em, định hướng cho sinh viên làm ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội", ông Ngọc nói.
Giấc mơ di động với niềm cảm hứng từ Flappy Bird
Các sinh viên - tác giả đạt giải của cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động 2013.
Vị cục trưởng từng tạo ra nhiều phần mềm ứng dụng nổi tiếng bổ sung: "Chúng ta cũng đã từng biết đến sản phẩm Flappy Bird nổi tiếng trên thế giới do một thanh niên trẻ Việt Nam viết ra. Tôi mong muốn các sinh viên Việt Nam cũng sẽ tạo ra được những sản phẩm tương tự như vậy".
Đại diện nhà đồng tổ chức - ông Yuan Song, Tổng giám đốc Huawei Việt Nam - chia sẻ: “Những giấc mơ lớn có thể bắt đầu từ một ứng dụng nhỏ, thô sơ, nhưng được làm ra với niềm đam mê. Nhưng để cho sản phẩm nhỏ ấy phát triển thì nó cần được nuôi dưỡng, khuyến khích và chúng tôi rất tự hào khi được là người cổ vũ cho niềm đam mê đó”.
CEO của Huawei Việt Nam cho rằng, Flappy Bird có thể là một giấc mơ không quá xa vời với nhiều bạn trẻ yêu công nghệ của Việt Nam nếu họ kiên trì theo đuổi niềm đam mê của mình. “Khi làm Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông đơn giản chỉ muốn tạo ra một sản phẩm hữu ích, giúp mọi người giải trí và cậu ấy kiên định với con đường của mình. Kết quả thì ai cũng thấy rồi, và vậy thì tại sao các bạn lại không thể học theo?”, ông Yuan Song nói.
Đoạt liền 2 giải thưởng tại cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động 2013 do công ty công nghệ Huawei Việt Nam tổ chức, Nguyễn Khắc Phi Long nhận được sự quan tâm lớn hơn đến sản phẩm do cậu xây dựng. Trước đó, cậu sinh viên chuyên ngành viễn thông của Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông viết ứng dụng Tìm trọ xuất phát từ nhu cầu của bản thân.
Cậu sinh viên quê Nghệ An cảm thấy bức xúc vì rất khó tìm nhà trọ khi lên Hà Nội học tập nên muốn viết một ứng dụng để tất cả các sinh viên ngoại tỉnh đều có thể tìm thấy nơi ở hợp lý một cách dễ dàng. Học chuyên ngành không có môn học về lập trình, nhưng Phi Long lại có niềm đam mê đặc biệt dành cho ứng dụng di động. Cũng vì thế, cậu mầy mò tự học và phát triển thêm vài ứng dụng khác như Điểm đặt ATM và Chợ trên mobile…
Tìm trọ và Điểm đặt ATM của cậu sinh viên Nghệ An đã đoạt 2 giải thưởng với tổng trị giá 60 triệu đồng và Phi Long cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ ban giám khảo cũng như nhà tổ chức là công ty Huawei Việt Nam. Phi Long tâm sự: “Việc làm các ứng dụng này cũng không thể biết chắc là có thể thành công hay không nhưng đó là niềm đam mê của em và em sẵn sàng theo đuổi nó tới cùng”.
Giấc mơ di động với niềm cảm hứng từ Flappy Bird
Nguyễn Khắc Phi Long đam mê và luôn ấp ủ những sáng tạo công nghệ của riêng mình.
Trước khi tốt nghiệp, Phi Long đã làm việc ổn định tại một công ty game lớn gần 1 năm. Tuy nhiên, để có thời gian theo đuổi giấc mơ ứng dụng di động của mình, cậu đã quyết định bỏ việc để toàn tâm phát triển sản phẩm. Phi Long tiết lộ, để có tiền sống và phát triển ứng dụng, cậu và một số bạn bè nhận dự án và làm cho các công ty nước ngoài. “Công việc không ổn định, nhưng em có thời gian nhiều hơn cho điều mình say mê”, Long tâm sự.
Trong khi đó, Lê Yên Thanh (Đại học Khoa học tự nhiên - ĐH quốc gia TP.HCM) đến với sản phẩm đoạt giải Nhất của cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động 2013 rất tình cờ. Cậu bạn viết ứng dụng BusMap cho Windows Phone từ năm 2 đơn giản để thực tập và đang học về Windows Phone. Và khi Huawei Việt Nam tổ chức cuộc thi là lúc Yên Thanh đang phát triển sản phẩm cho Android, giúp ứng dụng của mình có thể đến được rộng rãi người dùng hơn.
“Làm ứng dụng di động giúp ích cho cộng đồng, được giao lưu với nhiều người làm sản phẩm như mình và… còn đoạt giải nữa thì còn gì vui bằng”, Yên Thanh nói vui sau khi nhận giải thưởng 100 triệu đồng. Cậu sinh viên chia sẻ, cuộc thi quy tụ được nhiều bạn trẻ khao khát làm những ứng dụng phục vụ cho cộng đồng là điều đặc biệt nhất. Yên Thanh cũng cho biết, đây cũng là cuộc thi có giải thưởng lớn nhất được tổ chức cho giới trẻ viết ứng dụng di động.
Giấc mơ di động với niềm cảm hứng từ Flappy Bird
Ông Phạm Chí Cường (trái), Phó vụ trưởng Vụ HTQT, Bộ GD&ĐT, và ông Yaoweimin, Giám đốc đối ngoại, Huawei khu vực Đông Nam châu Á (phải) trao 2 giải nhất cho các tác giả.
Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng cục CNTT (Bộ Giáo dục Đào tạo) nhận định: “Cuộc thi Sáng tạo Ứng dụng Di động 2013 do Huawei và Bộ GD&ĐT cùng phối hợp tổ chức không chỉ tạo ra phong trào sáng tạo sâu rộng cho giới sinh viên, khuyến khích các bạn trẻ đi sâu vào lĩnh vực ứng dụng trên mobile đầy tiềm năng, mà còn tạo ra một hình mẫu về sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp trong việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực ICT của Việt Nam".
"Tôi mong rằng trong thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng, để có thêm ngày càng nhiều các doanh nghiệp đi theo hướng hỗ trợ và định hướng nghề nghiệp cho các em, định hướng cho sinh viên làm ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội", ông Ngọc nói.
Giấc mơ di động với niềm cảm hứng từ Flappy Bird
Các sinh viên - tác giả đạt giải của cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động 2013.
Vị cục trưởng từng tạo ra nhiều phần mềm ứng dụng nổi tiếng bổ sung: "Chúng ta cũng đã từng biết đến sản phẩm Flappy Bird nổi tiếng trên thế giới do một thanh niên trẻ Việt Nam viết ra. Tôi mong muốn các sinh viên Việt Nam cũng sẽ tạo ra được những sản phẩm tương tự như vậy".
Đại diện nhà đồng tổ chức - ông Yuan Song, Tổng giám đốc Huawei Việt Nam - chia sẻ: “Những giấc mơ lớn có thể bắt đầu từ một ứng dụng nhỏ, thô sơ, nhưng được làm ra với niềm đam mê. Nhưng để cho sản phẩm nhỏ ấy phát triển thì nó cần được nuôi dưỡng, khuyến khích và chúng tôi rất tự hào khi được là người cổ vũ cho niềm đam mê đó”.
CEO của Huawei Việt Nam cho rằng, Flappy Bird có thể là một giấc mơ không quá xa vời với nhiều bạn trẻ yêu công nghệ của Việt Nam nếu họ kiên trì theo đuổi niềm đam mê của mình. “Khi làm Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông đơn giản chỉ muốn tạo ra một sản phẩm hữu ích, giúp mọi người giải trí và cậu ấy kiên định với con đường của mình. Kết quả thì ai cũng thấy rồi, và vậy thì tại sao các bạn lại không thể học theo?”, ông Yuan Song nói.